Xin chào các bạn, lời đầu tiên Đức Khôi xin gửi đến quý khách hàng lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng. Đức Khôi xin cảm ơn quý khách hàng đã tín nhiệm, tin dùng và đồng hành cùng sự phát triển của chúng tôi trong thời gian qua.

Trong bài viết này Đức Khôi xin public quá trình thi công xây dựng của công ty Đức Khôi để cho những quý khách hàng nào có nhu cầu tham khảo hay cần biết đến quy trình thi công của Đức Khôi có thể đọc qua. Bên cạnh đó, đây cũng là quy trình để cán bộ nhân viên Đức Khôi bắt buộc phải nắm rõ để tiến hành triển khai với khách hàng.

Quy trình thi công xây dựng của Đức Khôi như sau:

Lựa chọn nhà thầu uy tín 

Nhà thầu xây dựng là đơn vị trực tiếp xây dựng công trình. Vì thế khách hàng thường lựa chọn nhà thầu vô cùng kỹ lưỡng, cần có đầy đủ năng lực tài chính, nhân lực, trang thiết bị và sự uy tín cao. Khi có nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo, các công trình thi công sẽ đạt được chất lượng kĩ thuật tốt, thời gian gian thi công đúng hạn. Những yếu tố khác như an toàn lao động cùng chi phí, giá xây nhà cũng hợp lý nhất. Vì vậy, khi khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn Đức Khôi chúng ta phải cam kết đảm bảo tốt nhất những gì mà khách hàng mong đợi.

Quy hoạch công trình xây dựng

Khi bắt đầu thực hiện một dự án, doanh nghiệp cần kiểm tra vấn đề quy hoạch khu vực dự kiến xây dựng. Nhà nước quản lý theo quy hoạch nên bắt buộc từng dự án phải có quy hoạch chi tiết, trách nhiệm lập, thẩm định và do chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch.

Quy trình thi công xây dựng công trình thường trải qua các bước sau:

  • Xin cấp giấy phép quy hoạch
  • Lập quy hoạch theo 1/2000
  • Thỏa thuận việc quy hoạch kiến trúc
  • Lập quy hoạch theo 1/500
  • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cùng với các phương án về kiến trúc sơ bộ

Mục đích khi thực hiện công việc quy hoạch:

  • Đối với trường hợp những dự án nằm ở các vị trí khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư phải chờ chính quyền địa phương lập quy hoạch chi tiết. Để đẩy nhanh tiến độ, các nhà đầu tư có thể đề xuất tài trợ lập quy hoạch chi tiết.
  • Đối với trường hợp các dự án nằm ở vị trí khu vực đã có quy hoạch chi tiết trước đó, tùy theo mục đích và nhu cầu mà nhà đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.

Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thi công xây dựng

Các bước doanh nghiệp cần chuẩn bị là:

  • Thông báo khởi công thi công xây dựng công trình đến chính quyền địa phương bằng các văn bản.
  • Vận chuyển các thiết bị, vật tư và chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công.
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công, định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng của đất giữa thực tế và bản vẽ xin phép xây dựng.
  • Xác định cao độ của hiện trạng cũng như cao độ thiết kế so với cao độ chuẩn.
  • Lập các biên bản bàn giao mặt bằng và xác định ngày khởi công.
  • Lưu lại các hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh những vấn đề rủi ro liên quan đến tranh chấp pháp lý sau này.
  • Treo biển báo xây dựng công trình như biển báo thông tin công trình, biển cảnh báo, biển báo an toàn lao động để mọi người có thể tránh.

Tiến hành xây dựng

Xây dựng phần thô chính là xây dựng các hệ thống khung được kết cấu bê tông cốt thép, hệ thống tường, vách ngăn của công trình. Khâu xây dựng phần thô được đánh giá là bước nền tảng quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ, cấu trúc và các vấn đề an toàn của công trình.

Để xây dựng phần thô, đội ngũ xây dựng sẽ thực hiện các bước:

  • Đào đất, bê tông lót, thi công phần móng, đá kiềng, đổ cột cũng như sàn tầng trệt
  • Lắp dựng các cốt pha, cốt thép, ván khuôn và thi công bê tông các cột, dầm, sàn
  • Xây tường phục vụ cho việc bao che, che chắn công trình theo các yêu cầu kỹ thuật
  • Lắp dựng các ván khuôn, lắp đặt cốt thép dầm, sàn đúng bản vẽ kỹ thuật
  • Lắp đặt các hệ thống đường ống theo kỹ thuật âm sàn
  • Tiến hành đổ bê tông dầm, sàn
  • Thi công xây dựng phần tường ngăn, thi công cầu thang
  • Thi công lắp đặt các đường dây điện, ống nước âm tường
  • Tô trát trần và tường phía bên trong và ngoài nhà
  • Thi công xử lý phần chống thấm sàn âm và sàn lộ thiên

Hoàn thiện các quy trình thi công xây dựng

Sau khi đã hoàn thiện phần thô, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành các bước dưới đây để hoàn thiện công trình:

  • Lắp và hoàn thiện các cửa
  • Lắp các lan can, tay vịn cho cầu thang, lan can của mặt tiền
  • Đóng trần thạch cao
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Ốp đá cầu thang, bàn bếp
  • Lát nền nhà, toilet, sân
  • Lắp thiết bị điện, CB, công tắc và các ổ cắm,..
  • Lắp đèn chiếu sáng
  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương, vòi nước, thanh treo khăn,…
  • Bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Bả matit, sơn trần, tường bên trong và ngoài nhà, sơn cửa
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Lắp đặt cửa, cổng, lan can
  • Thi công lắp đặt từng thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh, bồn cầu, lavabo, vòi nước, chậu rửa, đèn chiếu sáng ở bên trong và ngoài trời
  • Thi công lắp đặt các nội thất ở các phòng như tủ bếp, kệ sách, giường ngủ, bàn ghế,…
  • Bàn giao công trình khi đã được hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
  • Thanh toán và quyết toán các vốn đầu tư cho xây dựng công trình
  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt các quyết toán dành cho vốn đầu tư xây dựng công trình
  • Giám sát cũng như đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)
  • Chứng nhận công trình đã đáp ứng đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện). Chứng nhận quyền được sở hữu hợp pháp công trình/ sở hữu nhà ở
  • Bảo hiểm, bảo hành và bảo trì cho các công trình xây dựng
  • Đăng kiểm định chất lượng quốc tế (nếu có)

Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu là bước cuối cùng sau khi công trình đi đến giai đoạn hoàn tất. Đây là quá trình so sánh, đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế và công trình hoàn thiện.

Những lưu ý trong quy trình thi công xây dựng doanh nghiệp cần biết

Điều 111 Luật Xây Dựng 2014 quy định có 6 yêu cầu đối với thi công công trình như sau:

  • Tuân thủ các thiết kế xây dựng đã được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định của pháp luật về việc sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong việc sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng chống các trường hợp cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, con người, thiết bị thi công, những công trình ngầm và các công trình liền kề khác; có những biện pháp cần thiết nhằm hạn chế các thiệt hại về người lẫn tài sản khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng dành cho những hạng mục công trình, công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
  • Sử dụng các loại vật tư, vật liệu đúng theo chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm nhất trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công là quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu từng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào việc khai thác cũng như sử dụng.
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đầy đủ điều kiện và năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

Trên đây là quy trình thi công mà Đức Khôi mong muốn toàn bộ cá bộ nhân viên công ty xây dựng Đức Khôi phải đáp ứng đúng 100%, cam kết không xảy ra sai sót bất kỳ trường hợp nào. Nếu xảy ra sai sót cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình.

Trân trọng!